TIÊU CHUẨN AFI
QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN
AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT
Yêu cầu chung:
A. Mỗi chuyến hàng đến Mỹ phải là hàng có chất lượng tốt và được bảo quản phù hợp với (tập quán) hàng hóa thương mại. Không cho phép nhiễm sâu sống.
B.Hạt điều phải được đóng gói trong thùng mới, sạch, khô, không rò rỉ, không có hàn chì và không lót giấy bên trong. Đóng gói phải bảo đảm chắc chắn cho việc giữ nguyên vẹn hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, lưu kho bình thường.
Bên ngoài thùng được bọc bằng thùng carton mới, không có côn trùng hoặc nấm mốc, và niêm phong không dùng đinh ghim ngoại trừ có những qui định bởi người tiêu thụ sau cùng. Thùng carton phải tối thiểu qua thử nghiệm chịu lực 200 pound, 32 ECT. Khí CO2 nạp phải là loại dùng cho thực phẩm.
C. Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu được phép dùng cho hạt điều và dư lượng thuốc ở mức độ cho phép của Chính phủ nước nhập khẩu. Không cho phép một dư lượng của bất cứ loại thuốc trừ sâu nào mà không được phép sử dụng cho hạt điều ở nước nhập khẩu.Tại Mỹ, chỉ có những thuốc trừ sâu được chấp thuận mới sử dụng cho hạt điều và giới hạn dư lượng những thuốc trừ sâu đó như sau: Flutriafol – 0.02 ppm, phosphine – 0,1ppm. Sự hun trùng với methyl bromide và Napthalene thì bị ngăn cấm.
D. Tất cả các thùng cartons phải được kí hiệu rõ ràng với các mục sau:
- Tên sản phẩm và nhãn hiệu thương mại nếu có.
- Tên và địa chỉ người sản xuất hoặc đóng gói.
- Cấp loại.
- Trọng lượng tịnh.
- Nước sản xuất.
- Tên người mua hay ký hiệu.
- Cảng đến.
- Các ký hiệu khác theo thỏa thuận giữa người mua và mua bán.
Số lô hàng hoặc mã sản phẩm phải được ghi bên ngoài thùng carton, theo luật của nước nơi hàng đến.
E. Vận đơn phải liệt kê số thùng cartons, nước xuất xứ và ký hiệu ghi trên thùng cartons.
F. Các chuyến hàng phải được giám định trước khi bốc hàng và việc vận chuyển phải được thực hiện phù hợp với vận chuyển thực phẩm trong điều kiện tốt đó là: Không có mùi lạ, côn trùng hoặc nấm mốc, hoạt động của các loài gậm nhấm và các chất lạ khác.
G. Độ ẩm của hạt điều phải từ 3% – 5%, xác định theo phương pháp tham chiếu AOAC.
H. Nếu kiểm tra tiêu chuẩn “chiên” được qui định trong hợp đồng thì phải tiến hành theo phụ lục II (vết dao).
I. Không cho phép đóng khối cứng: Đóng khối cứng được định nghĩa là hạt điều trong bao chân không bị đóng thành khối cứng đến nổi không thể tách rời nhau nếu không sử dụng các dụng cụ bên ngoài tác động vào.
J. Nhân điều phải không có các vật lạ cứng, nhọn và tóc.
CHẤT LƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI
Hạt điều nhân được xếp loại : Chất lượng tốt loại 1 (First Quality Fancy); Nhân sém chất lượng loại 2 (Second Quality Scorched); Nhân nguyên nám nhẹ (Lightly Blemished Wholes – “LBW”); Nhân nguyên nám (Blemished Whole – “BW”); Nhân sém đặc biệt chất lượng loại 3 (Third Quality Special Scorched); Chất lượng loại 4 (Fourth Quality); Loại thứ phẩm (Dessert).
First Quality Fancy: Hạt điều nhân có màu sắc đồng nhất, có thể là trắng, vàng nhạt, ngà nhạt.
Second Quality Scorched: Hạt điều nhân có thể màu vàng, nâu nhạt, ngà nhạt, xám tro nhạt hoặc ngà đậm.
Third Quality Special Scorched: Hạt điều nhân có thể màu vàng đậm, nâu, hổ phách hoặc xanh nhạt đến xanh đậm. Hạt có thể nhăn nhẹ, non, lốm đốm nâu nhạt, nám hoặc biến màu khác.
Fourth Quality: Hạt điều nhân như loại 1 hoặc loại 2, chấp nhận chúng có những lổ đốm.
Lightly Blemished Wholes (LBW): Nhân có thể màu nâu nhạt, ngà nhạt, xám tro nhạt hoặc ngà đậm. Nhân có thể có lốm đốm nâu nhạt hoặc nám trên bề mặt miễn là không quá 40% nhân bị ảnh hưởng.
Lightly Blemished Pieces (LP): mãnh vỡ của nhân có màu nâu nhạt, ngà nhạt, xám tro nhạt hoặc ngà đậm. Mãnh nhân có thể có lốm đốm nâu nhạt hay nám trên bề mặt, nhưng không quá 20% bề mặt của mãnh nhân bị ảnh hưởng.
Blemished Whole (BW): Nhân có thể vàng đậm, nâu, hổ phách, xanh nhạt hoặc đậm. Nhân có thể nhăn nhẹ, non, hoặc lốm đốm nâu, hoặc có nám trên bề mặt miễn là không quá 60% nhân bị ảnh hưởng.
Dessert: Hạt điều nhân có thể bị vết dao, sém đậm, nhăn nheo, lốm đốm nâu đậm, lốm đốm đen, nám hoặc biến màu khác.
KÍCH CỠ
Kích cỡ hạt là bắt buộc đối với chất lượng loại 1, nhưng cũng được áp dụng chung cho các loại nhân nguyên khác.
Dưới cấp kích cỡ đối với nhân nguyên không vượt quá 10% trọng lượng.
Số lượng nhân vỡ hoặc mảnh vỡ trong loại nhân nguyên (Whole) không được vượt quá 10% trọng lượng.
Số mảnh vỡ có trong loại vỡ ngang (Butts) và vỡ dọc (Splits) không được quá 10% trọng lượng.
Số lượng loại dưới cấp kích cỡ liền kề trong loại mãnh vỡ (Pieces) không vượt quá 5% trọng lượng.
Chỉ định cỡ hạt | Đếm hạt | |
Kilo | Pound | |
180 (or SLW) | 266-395 | 140-180 |
210 (or LW) | 395-465 | 180-210 |
240 | 485-530 | 220-240 |
320 | 660-706 | 300-320 |
450 | 880-990 | 400-450 |
Nhân nguyên (W): Nhân điều được xếp loại nguyên nếu có hình dạng đặc trưng của điều nhân và không quá 1/8 nhân điều bị vỡ ra. Loại này được ký hiệu là (W). Số nhân bị vỡ quá 7/8 hoặc nhân vỡ dọc lấy ra từ mẫu của lô hàng có thể làm cơ sở cho khiếu nại.
Nhân vỡ góc (B): Nhân điều bị vỡ ngang, phần còn lại nhỏ hơn 7/8 của nhân nguyên và lớn hơn 3/8, hai lá mầm vẫn còn dính tự nhiên. Loại này được kí hiệu là B.
Nhân vỡ dọc (S):Một nửa của nhân nguyên bị tách dọc theo chiều dài, làm cho hai lá mầm tách rời nhau và mỗi lá mầm không bị vỡ quá 1/8. Loại này được ký hiệu là (S).
Mảnh vỡ (pieces): xem bảng 2.
CÁC ĐỊNH NGHĨA
Hư hỏng nghiêm trọng– Bao gồm các hư hỏng nhưng không giới hạn đối với côn trùng, loài gặm nhấm, hoặc chim phá hoại, nấm mốc, ôi dầu, mục ải hoặc vết bẩn chất hàn dính – hoặc dầu vỏ quả. Ví dụ:
Các chất dính – Bột điều hoặc tạp chất trên bề mặt nhân gây ra biến màu.
Hư hỏng do sâu – Hư hỏng do côn trùng là hư hỏng có thể thấy đối với nhân điều có côn trùng sống hoặc chết ở vào bất cứ giai đoạn phát triển nào, chất thải của côn trùng hoặc mọt, mạng nhện, lỗ mọt, bột mọt – vỏ bọc ấu trùng và/hoặc bằng chứng có sự hoạt động của côn trùng trong thùng chứa hàng.
Hư hỏng do gặm nhấm – Có bằng chứng về hoạt động của loại gặm nhấm.
Hư hỏng do chim –Các mảnh lông chim hoặc chất thải chim.
Mốc – Những sợi nấm có thể phát hiện bằng mắt thường.
Ôi dầu – Nhân bị tươm dầu, gây ra mùi vị ôi. Sự mất mùi vị này do ôi thiu, lên men, hoạt động vi sinh, nhiễm côn trùng hoặc hóa chất.
Tạp chất – Gồm những tạp chất nhưng không hạn chế đối với vỏ quả, vỏ quả giữa, đá, đất, mãnh kính, kim loại, cọng rơm, cành, que, nhựa, tóc, sợi vải, giấy và chỉ sợi.
Các lỗi: Gồm các hư hỏng bề ngoài hoặc do bản chất bên trong tác động xấu đến tình trạng của lô hàng như là sém, nám, biến màu, non hoặc nhăn nheo, nhân có đốm rổ nâu hoặc đen, dính vỏ lụa, vết dao,lốm đốm. Những lỗi này sẽ thay đổi theo cấp loại của nhân điều. Sự hiện diện của nhân dưới cấp cũng xem như lỗi. Bao gồm:
Sém vàng (Scorching): Sự biến màu do nhiệt độ quá cao trong quá trình gia nhiệt hoặc chao dầu.
Nám hoặc biến màu (Blemish or discoloration): Các vết đốm cộng gộp vượt quá 3mm xuất hiện trên nhân gây ra không phải do quá trình chao dầu hoặc tách vỏ.
Hạt non (Immature): Nhân điều non chưa phát triển hoàn toàn và không có hình dạng đặc trưng của nhân điều.
Nhăn nhẹ (Slightly Shrivelled): những vết nhăn nhẹ xuất hiện ở bề mặt của nhân điều.
Vết dao (Scraped): Hư hỏng bên ngoài nhân do dao cạo cộng gộp > 5mm. Vết dao bên trong các chổ cong tự nhiên của nhân không tính là vết dao.
Nhăn (Shrivelled): Nhân nhăn hoàn toàn làm biến dạng hình dáng đặc trưng của nhân điều.
Đốm lỗ (Pitted spots): Đốm rỗ đen, nâu hoặc màu khác lớn hơn 1mm gây ra do bị va dập trước thu hoạch.
Dính vỏ lụa (Adhering testa): Vỏ lụa là lớp bao bọc tự nhiên bên ngoài của nhân điều. Nhân được tính là dính vỏ lụa khi vỏ lụa có đường kính lớn hơn 2mm (cộng gộp), nhưng khi dính vỏ lụa lớn hơn 1/16 diện tích bề mặt đối với nhân nguyên và 1/8 đối với nhân vỡ dọc và vỡ góc thì được xem là lỗi “hư hỏng nghiêm trọng do dính vỏ lụa”.
Vết dao (Superficial damage): Vết cắt sâu trên bề mặt của nhân làm thay đổi hình dáng đặc trưng của nhân điều.
Những dấu vết của chì hàn (Flux marks): Những vết màu đen hoặc nâu trên bề mặt của nhân gây ra do vết chì nóng rơi vào nhân khi làm kín nắp thùng thiếc.
Lốm đốm (Speckled): Những vết lốm đốm màu nâu tồn tại trên nhân sau khi bóc vỏ lụa.
Vết đốm sau khi chiên (Spotting after roasting): Những vết đốm nâu trên bề mặt của nhân sau khi chiên mà không rõ ở nhân thô ban đầu.
Vết dao sau khi chiên (Scrapes after roasting): Những hư hỏng trên bề mặt nhân khi vỏ lụa hoặc những lỗi khác được tách ra bỡi dao. Những vết cắt này sẽ có vệt sáng lên sau khi chiên và nó làm cho mẫu chiên trở nên không đồng đều.
Đóng khối (Blocking): Nhân dính chặt vào nhau khi ở độ ẩm cao hoặc áp suất hút chân không cao.
Phụ lục I
PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU ĐIỀU
N là cỡ lô.
n là số carton lấy mẫu (subsamples).
Sơ đồ :
Plan | N | n (*) |
A | < 51 | 3 |
B | 51 – 350 | 6 |
C | 351 – 800 | 13 |
D | 801 – 2100 | 21 |
(*) Việc lấy mẫu có thể chấp nhận giữa n và 2n.
Mẫu phân tích tối thiểu 500gr cho mỗi mẫu (subsample). Mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên từ 3 hoặc nhiều vị trí của cartons. Đối với hàng giao thùng rời, dùng phương án B.
PHƯƠNG PHÁP – AFI ĐỂ XÁC ĐỊNH NHIỄM CÔN TRÙNG, HƯ HỎNG NGHIÊM TRỌNG, CẤP LOẠI VÀ ĐỘ ẨM
Phương pháp – AFI đối với nhiễm côn trùng và hư hỏng nghiêm trọng :
Xác định côn trùng sống hoặc chết bằng cách sàng toàn bộ mẫu lấy từ carton qua sàng số 14. Xác định hư hại bên trong hoặc bên ngoài do côn trùng bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên và phân tích tổng quan. Tính phần trăm hư hại nghiêm trọng bằng cách đếm hạt đối với các loại nhân nguyên và bằng trọng lượng đối với các loại bể vỡ. Để phân tích tổng quan, cỡ mẫu để thử tối thiểu phải là:
Đối với mẫu trung bình: xác định tối thiểu là 250 hạt đối với nhân nguyên và 250 gram đối với nhân vỡ. Nếu số nhân hư hại do côn trùng lớn hơn 0.5% thì xác định thêm mẫu thứ 2 (250 hạt đối với nhân nguyên và 250 gram đối với nhân vỡ). Đối với mẫu phân tích: xác định tối thiểu 100 hạt đối với nhân nguyên và 100gram đối với nhân vỡ.
Phương pháp – AFI đối với cấp loại:
Giả sử rằng các mẫu thu thập từ một lô hàng là hợp lý và ngoại quan tương tự nhau, mẫu được trộn đều để xác định cấp loại (đối với cả mẫu thô và mẫu chiên).
Xác định tỷ lệ phần trăm nhân vỡ, lỗi trong 500gram mẫu và tính tỷ lệ phần trăm theo trọng lượng.
Xác định phần trăm của loại nhỏ hơn và lớn hơn trong 500gram đối với nhân nguyên và tính tỷ lệ phần trăm theo trọng lượng.
Xác định số hạt trên 1 pound (454gram) đối với nhân nguyên.
Xác định tỷ lệ mảnh vỡ với những sàng chuyên dùng đã được hiệu chuẩn. Sàng 250gram mẫu trong 2 phút bằng máy sàng lắc. Tính tỷ lệ phần trăm lọt sàng theo trọng lượng.
Xác định lỗi sau khi chiên đối với mẫu 500gram và tính tỷ lệ phần trăm theo trọng lượng.
Những mẫu có mùi hư hỏng và ôi dầu phải được đánh giá bởi hội đồng cảm quan. Sự mất mùi vị này gây ra do ôi thiu, lên men, hoạt động của vi sinh vật, nhiễm côn trùng hoặc hóa chất.
Phân tích màu phải được thực hiện dưới đèn huỳnh quang với chỉ số màu biểu thị (CRI – color rendering index) không nhỏ hơn CRI91.
THỬ NGHIỆM CẢM QUAN ĐỐI VỚI NHÂN THÔ
Thử nghiệm nếm được thực hiện trên mẫu phân tích để phát hiện sự hiện diện của Chlorophenol (vị đặc trưng của thuốc khử trùng). Trong trường hợp có phát hiện, người bán phải chọn lựa việc thay thế lô hàng trong vòng 30 ngày.
Quy trình kiểm tra cảm quan :
A. Có ban thử nếm gồm 2 ngươi.
B. Lấy 40 nhân từ mẫu phân tích.
C. Nếu phát hiện có hơn 2 nhân bị nhiễm mùi vị Chlorophenol, lấy thêm 60 nhân khác.
D. Nếu phát hiện có hơn 5 nhân trong mẫu thứ hai bị nhiễm mùi vị Chlorophenol, lô hàng được xem là bị nhiễm.
Phụ lục II
THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI NHÂN CHIÊN
Ở Mỹ, hầu hết điều nhân được bán cho người tiêu dùng Mỹ ở dạng chiên: hình dạng bề ngoài của nhân chiên là yếu tố để đánh giá sự chấp nhận của người tiêu dùng. Một kết quả chiên không đồng đều về màu sắc thì chẳng bao giờ hấp dẫn cho người tiêu dùng. Vì vậy người ta khuyến cáo các nhà xuất khẩu nên chiên mẫu điều trước lúc đóng gói để đánh giá màu sắc bề ngoài của điều nhân. Đây là tập quán đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tốt.
Việc kiểm tra nhân chiên để xác định cấp loại chính xác của lô hàng để từ đó nó sẽ bán theo chất lượng loại 1, loại 2 hoặc loại 3.
Nhân điều được chiên trong dầu nguyên chất, có thể là dầu phộng và có thể dùng lại và cho đến khi nó bắt đầu bị phân hủy thì bỏ (khi mà acid béo của nó vượt quá 1%). Dầu sẽ được đun nóng đến nhiệt độ từ 300 – 3100F »(1490C) và giữ ổn định nhiệt ở nhiệt độ đó, khi chiên, điều được nhúng ngập trong dầu trong thời gian 3 phút. Nếu chiên ở nhiệt độ thấp hơn thì thời gian chiên có thể kéo dài hơn 3 phút. Có thể điều chỉnh nhiệt độ khi chiên các loại vỡ góc, vỡ dọc và mảnh vỡ nhỏ.
Lỗi của nhân chiên
Hạt đốm (Spotted) – Những đốm màu nâu xuất hiện trên bề mặt nhân điều sau khi chiên nhưng không xuất hiện ở nhân thô ban đầu.
Sém đầu (Scorched tip) – Một màu đậm hơn ở đầu của nhân so với các vùng khác do quá trình chao dầu hoặc tách vỏ.
Biến màu (Color variation) – Bất cứ một sự biến màu nào khác với vết sém, làm cho màu sắc nhân trở nên không đồng đều.
Tối màu (Dark roast) – là những hạt có màu từ nâu nhạt đến nâu vừa trong mẫu chiên, và làm cho màu sắc của mẫu chiên trở nên không đồng đều.
Đậm màu (Deep roast) –là những hạt có màu nâu đậm có trong mẫu chiên, và làm cho màu sắc của mẫu chiên trở nên không đồng đều.
Vết dao (Scrapes) – những vết cạo gọt có đường kính vượt quá 5mm, có màu sáng hơn trên bề mặt nhân điều
Chiên không đồng đều (Uneven roast) – là một mẻ chiên có trên 7% tổng số các lổi sau: hạt đốm, sém đầu, biến màu, sém đầu đậm, tối màu và đậm màu. Mẫu chiên cũng được xem là không đồng đều nếu có hơn 10% vết dao hoặc 15% khi cộng gộp với lổi
Mức cho phép tối đa đối với lỗi trong nhân chiên chất lượng loại 1 và 2
Chất loại loại 1 (1) | Chất lượng Loại 2 (2) | |
Hạt đốm | 1.00% | 2.50% |
Sém đầu/biến màu | 2.00% | Không giới hạn |
Sém đầu đậm | 1.00% | 2.5% |
Tối màu | 5.00% | Không giới hạn |
Đậm màu | 2.00% | 10.00% |
Vết dao | 5.00% | Không giới hạn |
(1) Tổng mức lỗi đối với chất lượng loại 1 không thể vượt quá 7% không tính vết dao.
(2) Chất lượng loại 2 chỉ có hạn chế đối với Hạt đốm, Sém đầu đậm và Đậm màu – Không cần tổng mức lỗi đối với chất lượng loại 2.
Các biện pháp khắc phục đối với sản phẩm không phù hợp
Các cách khắc phục sau đây được đề nghị đối với sản phẩm không đạt tiêu chuẩn AFI.
Nhiễm côn trùng – Nếu phát hiện nhiễm côn trùng 2 hoặc nhiều carton, toàn bộ lô hàng phải được cấp đông.
Đóng khối cứng – Nếu việc đóng khối cứng trong 2 hoặc nhiều carton, toàn bộ lô hàng phải được cấp đông.
Bảng 1. Giới hạn cho phép đối với các loại lỗi và hư hỏng
của nhân điều sống.
Bảng này được trình bày giới hạn tối đa về lỗi và những hư hỏng của nhân điều. Kiểm tra phải theo đúng yêu cầu của bảng giới hạn này, cách lấy mẫu sẽ được giới thiệu ở phần phụ lục I và sử dụng bảng này để phân tích kiểm tra. Giới hạn cho phép của loại dưới cấp bao gồm những nhân được định nghĩa theo cấp dưới nhưng không phải tổng lỗi của loại dưới cấp đó. Phần trăm được tính ở đây là theo trọng lượng.
Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 | Thứ phẩm | |
Hư hỏng nghiêmtrọng | ||||
Hư hỏng do sâu mọt | 0.5% | 1.0% | 1.0% | 1.0% |
Mốc, ôi dầu, ải mục, dính tạp chất | 0.5% | 1.0% | 1.0% | 1.0% |
Tạp chất (1) | 0.01% | 0.01% | 0.01% | 0.01% |
Hư hỏng nghiêmtrọng tối đa | 1.0% | 2.0% | 2.0% | 2.0% |
Các loại lỗi | ||||
Nhân sém chất lượng loại 2 | 5.0% | B | B | B |
Nhân sém đặc biệt chất lượng loại 3 | 1.5% | 5.0% | B | B |
Mảnh nhân nám nhẹ (LP) | 1.5% | 5.0% | (*20% lốm đốm nâu nhạt) | |
Nhân nguyên nám nhẹ (LBW) | 1.5% | 5.0% | (*40% lốm đốm nâu nhạt) | |
Nhân nguyên nám (BW) | 0.5% | 2.5% | (*60% lốm đốm nâu) | |
Thứ phẩm | 0.5% | 2.5% | 7.5% | B(2) |
Hư hỏng bề mặt (vết dao) | 1.0% | 2.0% | 5.0% | B |
Dính lụa/Hư hỏng nghiêm trọng do dính lụa (3) | 3.0%/1.5% | 3.0%/1.5% | 3.0%/1.5% | 3.0%/1.5% |
Nhân lốm đốm đen | 0.05% | |||
Tổng lỗi tối đa | 8.0% | 11.0% | 14.0% | *Tối đa lốm đốm cho LBW và BW |
(1) Các mức cho phép đối với tạp chất là thêm vào các mức cho phép đối với hư hỏng nghiêm trọng tối đa.
(2) Chất lượng thứ phẩm là cấp loại thấp nhất nhưng các lỗi không quá nghiêm trọng không thể chấp nhận mua bán được. Một chuyến hàng có thể chấp nhận được phải có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn mẫu được kiểm trước khi giao hàng. Hai mẫu được lấy trước khi giao hàng phải được niêm phong và gửi cho bên mua để được chấp nhận, trong đó phải có một mẫu còn niêm phong để sử dụng giải quyết tranh chấp chất lượng ở trọng tài.
(3) Cho phép tối đa 3% đối với nhân bị dính vỏ lụa có đường kính lớn hơn 2mm cộng gộp, nhưng không quá 1.5% đối với nhân bị hư hỏng nghiêm trọng do dính vỏ lụa.
Bảng 2.
Giới hạn cho phép đối với lỗi và hư hỏng cho nhân mãnh vỡ nhỏ
SP1-SSP1G1 | SP2-SSP2G2 | SP3-SSP3G3 | |
Hư hỏng nghiêmtrọng | |||
Hư hỏng do sâu | 0.5% | 1.0% | 1.0% |
Mốc, ôi dầu, mục ải | 0.5% | 1.0% | 1.0% |
Tạp chất (1) | 0.01% | 0.01% | 0.01% |
Hư hỏng nghiêmtrọng tối đa | 1.0% | 2.0% | 2.0% |
Các loại lỗi | |||
Nhân sém chất lượng loại 2/Biến màu | 5.0% | B | B |
Nhân sém đặc biệt chất lượng loại 3/Biến màu | 2.0% | 5.0% | B |
Chất lượng loại 4 | 0.5% | 1.0% | B |
Thứ phẩm | 0.5% | 2.5% | 10.0% |
Hư hỏng bề mặt (vết dao) | B | B | B |
Dính vỏ lụa | 3.0% | 3.0% | 5.0% |
Tổng lỗi tối đa | 10.0% | 10.0% | 12.0% |
(1) Mức cho phép về tạp chất là thêm vào mức cho phép đối với hư hỏng nghiêm trọng tối đa.
Bảng 3. Mô tả Kích thước – Mãnh vỡ Nhân điều
Loại | Tên | Dưới sàn số | Trên sàn số |
LWP. SP, SPS, LP, DP, P1, P2, P3 | Mảnh lớn | Sàn số 2.5 (USA 5/16) NMT 50%, đường kính = 8.0mm. | Sàn số 0.25 (USA số 1/4), đường kính = 6.3mm. |
SWP, SSP, DSP, SP1, SP2, SP3 | Mảnh nhỏ | Sàn số 0.25 (USA số 1/4), đường kính = 6.3mm. | Sàn số 7 (USA số 7),đường kính = 2.8mm. |
CHIPS, SSP1, SSP2, SSP3 | Mảnh vụn hoặc mảnh nhỏ đặc biệt | Sàn số 7 (USA số 7), đường kính = 2.8mm. | Sàn số 8 (USA số 8), đường kính = 2.36mm. |
BB or G1, G2, G3 | Mảnh vụn, đầu cuống | Sàn số 8 (USA số 8), đường kính = 2.36mm. | Sàn số 10 (USA số 12), đường kính = 1.70mm. |
X | (Hạt) | Sàn số 10 (USA số 12), đường kính = 1.70mm. | Sàn số 14 (USA số 16), đường kính = 1.18mm. |
FE | (Hạt) | Sàn số 14 (USA số 16), đường kính = 1.18mm. | N/A |
P1M, P2M, P3M | Mảnh trộn | Dưới sàn 6.3mm | Trên sàn 4.75mm |
Giới hạn cấp loại cho mãnh vỡ:Cho phép 5% nhưng không quá 1% loại kích thước liền kề. Hơn nữa đối với các loại SWP, SP1/CHIPS, G1/BB và X cũng phải đồng nhất về hình dạng một cách họp lý với tỷ lệ không quá 5% loại trên cấp kích thước.
Ghi chú: Loại SSP theo Brazil được định nghĩa là mảnh vỡ nhỏ đặc biệt, khác với định nghĩa của Ấn Độ SSP là mảnh vỡ nhỏ bị nám.